Flucht-Poesie

Flight Poetry

Flight Poetry  is a special integrative project of ARIEL offering all authors who fled into Würzburg and the German language sphere the opportunity to publish their literary work. We encourage them to submit poems (no more than 5),  short fiction and travelogues (no more than 10 pages each) in both their mother tongue and English at: office@ariel-art.de

Flucht-Poesie ist ein spezielles Integrations-Projekt von ARIEL, das allen nach Würzburg und in den deutschen Sprachraum geflüchteten Autorinnen und Autoren die Möglichkeit bietet, literarisch in ihrer Muttersprache und auf Englisch zu publizieren. Wir ermuntern die Autoren Gedichte (maximal 5), Kurzprosa und Reiseberichte (maximal je 10 Seiten) einzureichen bei: office@ariel-art.de

NGO NGUYEN DUNG (Vietnam → Germany)

Ngô Nguyên Dũng liest »ich fliege«

Ngo Nguyen Dung. *Geburtsname Ngo Viet Dung. Geboren 1951 in Saigon (Vietnam). 1970 kam er nach Deutschland und lebt seit 1977 in Dortmund. Studium der Chemie und Promotion an der TU Dortmund. Autor von Kurzgeschichten und Gedichten in vietnamesischen Internet-Zeitschriften. Seit 2006 Mitglied im Exil-P.E.N. und LiteraturRaumDortmundRuhr. Veröffentlichungen: neun Erzählbände und drei Romane in vietnamesischen Exil-Verlagen der USA und Kanada. Vertreten in diversen Lyrik- und Prosa-Anthologien. 2011 erschien im POP-Verlag der Erzählband Die Insel der Feuerkrabben. Zuletzt erschien Tausend Jahre im Augenblick, Roman, POP-Verlag, 2019.

VIETNAMESE & GERMAN TEXT: NGO NGUYEN DUNG

bay trong chiêm bao tôi

 

trong giấc ngủ. thường khi

tôi thấy mình bay lượn

dọc ngang tiềm thức

chập chùng đêm

 

tôi xuyên qua đại dương

tưởng đã ngủ yên. những thập niên

vượt biển. chợt bùng lên. bão tố.

tôi là cánh diều băng gió

trong thảm kịch của chủ nghĩa

đánh tráo lương tâm. bằng bạo lực.

 

tôi bay trên phố phường

trên những con đường lạ tên

mùa mưa. ôi. những nắng sáng mưa chiều

những mùa màng hoa niên.

 

trên thành phố đã có lần

tôi trở lại. tìm nhặt di cốt

trong ngổn ngang mồ chôn tập thể thời nội chiến

ác mộng thiêu huỷ giấc ngủ tôi

ngăn lối về.

 

tôi bay qua những rừng hoang

bất ngờ thanh xuân rồi thanh xuân

rụng lặng lẽ.

những khuôn mặt hoá thạch

trong cơn say cách mạng. mất giới tính.

đêm khủng hoảng dập tắt ngày

bình minh qua đời từ khi nào

trong ngơ ngẩn hoàng hôn.

 

tôi bay cùng ký ức

đất sinh phần

bám theo hương thơm thời tiết ngày thơ ấu.

biệt tăm đã lâu. ý thức tôi

không quá khứ.

trắng chiêm bao.

 

tôi miệt mài bay. bay qua. bay mãi.

không nơi nào

cho tôi ghé lại.

 

sáng. soi gương thấy ra

tôi mất tôi khi nào. chẳng hay.

 

trong giấc ngủ. thường khi

tôi thấy mình bay lượn

ich fliege

 

im Schlaf. oftmals

sehe ich mich fliegen

kreuz und quer

in aufgetürmter Dunkelheit

 

ich fliege über den Ozean

er scheint im Tiefschlaf zu liegen jedoch

Jahrzehnte der Flucht werden in mir

lebendig. sie wühlen auf.

ich bin der vom Wind zerfetzte Drachen

nicht länger gebunden durch Ideologien

getäuscht von der neuen Freiheit

durch Gewalttätigkeit.

 

ich fliege über Stadtteile

über Straßen mit fremdklingenden Namen

in der Regenzeit. o weh! die Morgensonne

und der Nachmittagschauer meiner Jugendjahre.

 

ich fliege über den Ort

an den ich damals zurückgekehrt bin

und nach dem Überrest suchte

in den vom Bürgerkrieg zurückgelassenen Massengräbern

der Albtraum setzt meinen Schlaf in Brand

versperrt den Weg der Rückkehr.

 

ich fliege über Wälder

wo Frühling auf Frühling plötzlich rege und lautlos

gefallen sind. die Gesichter sind erstarrt

im Rausch der Revolution

mit dem Verlust der Geschlechtsidentität

die Tage werden ausgelöscht

von den in die Krise geratenen Nächten

seit wann verstirbt das Morgengrauen

wundert sich die Abenddämmerung.

 

ich fliege zusammen mit der Erinnerung

an den Ort meiner Geburt

ich klammere mich fest am Duft der Jahreszeiten

meiner Kindheit. die mich längst verließ.

nichts davon bleibt in meinem Bewusstsein

alles wird traumfrei.

weiß.

 

ich fliege weiter irgendwohin

es gibt keinen Ort anzukommen.

 

morgens erwacht

betrachte ich mich im Spiegel

ich habe mein Abbild verloren

und weiß nicht wann.

 

im Schlaf. oftmals

sehe ich mich fliegen

SCHNEE IN MEINEN FARBLOSEN TRÄUMEN
VIETNAMESE & GERMAN TEXT: NGO NGUYEN DUNG

Tuyết trong những giấc mộng tôi vô sắc

 

Đầu tháng mười một tôi dọn tới trọ chung nhà Chính. Mùa đông năm ấy tới sớm. Nơi thung lũng Winterhof, ngoại ô thị trấn Hemer, tuyết bắt đầu rơi từ vài hôm trước. Lần đầu tiên trong đời, tôi tận mắt chiêm ngưỡng và cảm nhận được tuyết. Vẻ đẹp băng giá, kiêu kỳ của tuyết đầu mùa đắp chiếc mặt nạ kiêu kỳ, quyến rũ lên quang cảnh núi đồi, gợi trong tôi một nỗi rạo rực kỳ lạ, như thể dục cảm. Đã bao nhiêu lần trước đó, ở quê nhà, tôi hằng mơ tưởng tới một ngày, thực sự được thấy, được sờ nắm những nụ tuyết phất phới?

Chính sang đây trước tôi nửa năm, tương đối rành rẽ đường đi nước bước nơi đất lạ. Anh hướng dẫn và ân cần giúp đỡ tôi trong thời gian đầu bỡ ngỡ. Sau hai khoá học tiếng bản xứ, tôi tìm được một chỗ thực tập cho chương trình đại học, cùng lúc tôi phải tìm một chỗ trọ khác. Tôi hỏi Chính, và anh đồng ý cho tôi tới chia nhà, sau khi xin phép bà chủ. Chính không ngớt ca tụng, bà Geck là một bà cụ vô cùng tốt bụng.

Nhà trọ hai gian, có cửa kéo ngăn đôi, trang bị đầy đủ. Một góc nhà, cạnh cửa sổ, là chỗ nấu nướng. Phòng vệ sinh nằm ngoài hành lang. Nhà mướn không có chỗ tắm. Mỗi tuần hai lần, chúng tôi tới nhà tắm thành phố công cộng tắm gội. Lần đầu thấy lò sưởi than đốt xây gạch tráng men kiểu cổ, tôi rất mực thích thú. Dần dà tôi nghiệm ra, cách sưởi ấm này không thực tiễn như tôi tưởng, nhất là mỗi khi chúng tôi vắng nhà dăm ba hôm, hoặc mua than đốt không kịp lúc.

Ngay trong tối đầu tiên sau khi dọn tới, Chính dẫn tôi sang giới thiệu với bà chủ nhà. Bà cụ đâu khoảng bảy mươi, goá bụa, sống chung với người con gái cùng hoàn cảnh. Tóc bà vấn khéo, mặc bộ áo, váy màu vải sợi tự nhiên, tuy đã lỗi thời nhưng rất trang nhã. Trong lúc chuyện vãn bà chăm chú nhìn chúng tôi, màu mắt trong xanh, khoé cười thường trực điểm trên môi, hé lộ hàm răng trắng sáng, có lẽ giả. Giọng bà lun run, chẩm rãi, và thường kết thúc bằng phương ngữ „vậy đó“ theo thói quen. Tôi nhớ lúc đó, phần vì bản tính rụt rè phần vì chưa thông thạo ngôn ngữ bản xứ, ít khi tôi dự phần vào câu chuyện, lâu lâu lén mắt ngắm cách bày trí phòng khách. Ghế bàn, sa-lông, đèn chụp kiểu cổ. Nhưng, đập vào mắt tôi là nhiều bức tranh hoa sơn dầu rực rỡ, đóng khung cầu kỳ treo trên tường, ký tên L. Geck.

„Bà có nhiều bức tranh đẹp và quý giá quá!“ tôi khẽ buông tiếng, cố gắng phát âm ngôn ngữ lạ.

Bà Geck nhoẻn cười bối rối, gương mặt ửng hồng:

„Chỉ có cái khung là đáng giá, không phải tấm tranh! Vậy đó!“

 

Sang tháng giêng, tiết đông mới thật sự khắc nghiệt. Cơn cảm lạnh ghì siết lấy tôi, trói tôi liệt giường nhiều ngày liên tiếp. Chiếc ghế nệm kéo ra làm giường là chỗ tôi ngủ, kê cạnh lò sưởi. Một sáng nọ, sau khi Chính tới hãng thực tập, tôi vẫn còn mệt lả trong giường, tấm chăn dầy đắp tới cổ, trong căn phòng nhá nhem, dần dà mất hơi ấm. Khoảnh khắc ấy, những giấc chiêm bao kỳ lạ xô tới. Có lúc vẳng lại tiếng ve mùa nắng ra rả buồn chán trong công viên nhiệt đới thời thơ ấu, khi tôi soi mắt ngắm điệu múa bầy nòng nọc trong ao nước bẩn thỉu. Lúc khác là cảm giác những đợt sóng đại dương mơn trớn da thịt tôi mềm mại trong một chủ nhật du ngoạn. Có điều lạ, trong mỗi khắc giây mộng mị ấy, tôi có thể bắt được hương sầu riêng ngọt nồng và nếm được mùi vị những trang sách cấm kỵ tuổi dậy thì ở quê nhà. Cảm xúc ấy càng sắc nét tại một xứ lạ, trong nỗi quạnh quẽ trần trụi một sáng đông lạnh. Cái lạnh vụn vỡ, lan rộng se sắt, làm cổ họng tôi khô khốc. Dội âm gần gũi, thân quen những giấc mộng trong thính giác tôi lẫn với tiếng lách cách, như thể ai đó đang chậm chạp tra chìa khoá vào ổ. Qua rãnh mắt hé trong cơn mê ám chập chờn, tôi dõi thấy dáng người trong bộ áo màu sáng loay hoay dè dặt cạnh lò sưởi. Bà Geck. Bà đang châm lửa sưởi, gắng nương tay để không đánh thức tôi. Tôi giả vờ nhắm mắt như thể say ngủ, và chỉ có thể hình dung động tác của bà qua chuỗi tiếng động. Tôi bắt được tiếng giấy và gỗ mồi lửa sột soạt đặt vào lò, rồi tiếng diêm xoẹt, nối theo là tiếng lửa bùng lên thiêu huỷ, bốc thoảng mùi nhựa cây khen khét. Hơi ấm cổ tích tràn dâng hồi ức tôi về một ấu thời vô tư, hạnh phúc, hoàn toàn không khớp nhịp cùng thảm hoạ cùng cực của cuộc chiến đang xảy ra trên quê hương tôi. Lát sau vang lên âm thanh loạt soạt lúc than hòn được xúc vào lò. Khoảnh khắc ấy, không hiểu sao, bắt tôi liên tưởng những cột khói từ đám cháy một xóm lao động cuộn lên trong lần tổng công kích đầu năm mới vài năm trước. Từ từ tôi cảm nhận hơi nóng. Mồ hôi trộn lẫn những thương tích tươi máu đẫm ướt và xé rách bóng tối thành muôn mảnh nhoè nhoẹt trong vòm mắt tôi nhắm kín. Tiếng chân khe khẽ xa dần. Chỉ còn lại tiếng lò sưởi than van cay nghiệt. Tôi bừng mắt, ánh lửa in bóng bàn ghế nhấp nháy trên mặt vách đối diện. Tôi rời giường. Lúc kéo màn sáo, tôi thảng thốt chiêm ngưỡng nắng đầu ngày trải thảm rực rỡ lên mảnh vườn phủ tuyết tươi rói.

Trong bữa điểm tâm tôi tìm thấy mảnh giấy dằn dưới gạt tàn thuốc lá được lau chùi sạch sẽ.

„Chào ông Nguyễn,

tôi đã mạn phép vào nhà ông, để nhóm lửa sưởi ấm, vì sáng nay tôi không thấy ống khói lò sưởi tuôn khói. Tôi không biết, ông ở nhà hôm nay.

Xin ông thứ lỗi cho hành vi đường đột này.

Tôi cầm theo mớ quần áo dơ, đem về giặt.

Chủ nhà trọ,

  1. Geck“

Chữ viết của bà Geck theo lối gô-tíc tuyệt đẹp. Tôi đọc lại lần nữa mấy dòng ghi lại và xúc động tới độ tôi đã biên thư thuật lại cho nhà biết. Ba má tôi mừng rỡ, khi biết tôi may mắn gặp được bà chủ nhà tốt bụng. Kể từ hôm ấy, những khi chúng tôi vắng nhà, bà Geck tự động qua phòng trọ chúng tôi, gom góp quần áo dơ đem về nhà giặt ủi, sau đó gấp lại phẳng phiu, rồi trả lại, không yêu cầu trả công. Bà còn ân cần vá giùm chúng tôi những chiếc vớ thủng, quần áo lót sút chỉ. Mỗi lần như vậy, Chính là người nói sõi tiếng Đức lại đích thân sang nhà bà, ngỏ lời cám ơn.

Mối liên hệ giữa bà Geck và chúng tôi, sau đó, càng thêm gắn bó. Bà, người con gái và một bà hàng xóm đa sự nhưng cởi mở đã có lần được chúng tôi mời sang nhà ăn tối. Tôi nấu món miến gà, Chính làm chả trứng thịt bằm ăn với cơm, được mấy bà khách khen „đẹp miệng“. Trong dịp bà Geck mời trả lễ, tôi hiểu được loáng thoáng bà kể chuyện chồng và người con trai đã tử trận trong thế chiến thứ hai.

„Một khoảng thời gian bạo lực khủng khiếp, giống như cuộc chiến hiện giờ tại xứ sở anh, vậy đó“, bà Geck lắc đầu nói.

Chúng tôi hiếm khi đá động tới chuyện chiến tranh. Bà Geck cũng không hỏi. Tôi không rõ, vì bà tế nhị, không muốn làm chúng tôi buồn lòng, hay vì bà cũng không thích hồi tưởng những thảm cảnh nghiệt ngã mà chính bà đã trải qua?

Căn nhà trọ hai gian của bà Geck có khi chứa chấp một lũ bốn, năm gã thanh niên tha hương lạc loài, chưa đủ điều kiện tóm vén một cuộc sống tự lập. Những cuối tuần thức khuya và dậy muộn. Chúng tôi hút thuốc lá, nhả khói mờ mịt phòng, vặn nhạc thời thượng Anh Mỹ ồn ào, vất quần áo dơ bừa bãi nệm ghế, chén dĩa ăn xong chất ngập bồn, cho tới lúc không còn cái nào sạch, mới chịu rửa.

Sau khi kết thúc chương trình thực tập, vào một cuối hè tôi dọn sang thành phố khác để bắt đầu lục cá nguyệt mùa đông. Suốt khoảng thời gian này bà Geck và tôi vẫn thường xuyên liên lạc thư tín với nhau. Bà bắt đầu gọi tôi là „con“, ngược lại tôi gọi bà bằng „má“. Tôi viết thư báo tin cho cha mẹ ở Sài gòn, bắt đầu từ đây tôi có tới hai người mẹ, một ruột và một nuôi, và luôn luôn nhắc tới bà Geck bằng danh hiệu „má Đức“. Rất nhiều khi tôi cảm nhận mình là người diễm phúc nhất thế gian. Điều làm tôi đặc biệt thích thú, không phải là tờ giấy hai mươi Đức mã kèm theo trong mỗi phong thư, mà là những chuyện kể của bà, hay chính xác hơn, là những giấc mộng. Đã có lần bà tỏ bày cùng tôi, bà có khả năng mơ thấy những người thân quen, kể cả tôi, và hậu vận của họ cũng như của tôi. Bà bắt tôi thỉnh thoảng nghĩ ngợi, không hiểu những giấc mộng của bà có thể báo trước chuyện gì, nhưng ngại ngần, không dám hỏi.

Để khỏi quên, sau khi thức giấc, tôi lập tức ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ những chuyện mộng mị trong quyển nhật ký mộng. Thuở ấy có một điều tôi chưa rõ, những giấc mộng của tôi nhuốm màu sắc hay vỏn vẹn đen trắng.

Cho tới ngày nọ, tôi tìm ra câu trả lời trong một đoạn thư của bà Geck.

„Hẳn con còn nhớ bà Wagner, người hàng xóm của má. Có lần má nằm mơ, gặp bà ngoài hành lang. Bà trao cho má phong thư vừa được người phát thư đưa cho. Má lập tức nhận ra tuồng chữ quen thuộc của con. Bà Wagner hỏi má, giọng bà nghe sao lạ lùng, như thể của ai khác, con có khoẻ không? Má ngẩng nhìn. Một dòng lệ đỏ lăn dài trên gò má bà, nhỏ xuống, hoen máu lốm đốm lên bì thư. Khủng khiếp quá! Sau đó không lâu má hay tin, bà Wagner bị mổ mắt vì chứng cườm nước, dẫu vậy vẫn không khỏi, giờ đây bà chỉ có thể nhìn thấy cảnh vật lờ mờ như bị sương mù bao phủ.“

Kể từ đó tôi biết, người ta có thể mơ thấy màu sắc, và những giấc mộng của bà Geck sẽ có lúc trở thành sự thật. Má Đức của tôi kể chuyện mộng không bàn luận, khơi khơi như để vơi bớt những ứ đọng thực tại và gánh nặng quá khứ. Tôi thầm hỏi, không biết bà Geck có ý thức ra nghĩa lý những giấc mơ. Có lẽ không, vì hiếm khi bà nhắc lại mộng sự lần thứ hai.

Sau đó, vì một lý do nào đó không rõ, tôi lướt mắt tránh đọc những đoạn thư bà Geck thuật lại những giấc mộng siêu hình.

Mùa thu năm ấy, vài hôm trước sinh nhật, tôi được bà gởi biếu một bức tranh sơn dầu đóng khung cầu kỳ như tôi hằng mong ước. Bà chỉ vẽ tranh hoa. Lần này là dăm ba cành hướng dương tươi sắc cắm trong lọ màu xanh nước biển. Qua nét cọ mềm mại, như thể ve vuốt, tôi nhận ra bản sắc đậm đà mẫn cảm của bà. Bà Geck, cùng những giấc mộng nối tiếp và cõi hội hoạ của bà, đã có lúc trở thành đối ảnh của tôi, là động lực đẩy tôi tiến tới trong một xã hội thừa mứa vật chất, dè xẻn giao tiếp và cung cấp cho tôi thực phẩm tinh thần cần thiết. Tôi là kẻ lạ không đúng thời, sai chỗ, tại một nơi có không khí khác mùi, thức ăn khác vị, con người khác diện mạo, tiếng nói khác ngôn ngữ và mùa màng khác cảm xúc. Theo thời gian và thường nhật trong một thành phố lớn, cảnh tuyết tuyệt vời trong mùa đông đầu tiên ở thung lũng Winterhof hoá thành một khối thực tế lầy lội, nhem nhuốc và phiền nhiễu. Hơn thế nữa, tuyết còn lấn sâu không mời mọc, trơ trẽn xuống đáy tiềm thức mộng mị tôi.

 

*

 

„Tôi dạo bước cô quạnh trong cánh rừng ngập tuyết và khuân theo một bức tranh lớn, nặng nề vẽ cảnh ba chiều một xứ nhiệt đới với những hàng dừa, nhà tranh, đồng lúa và bầy trâu. Tôi còn nghe cả tiếng sáo diều trong trẻo từ thinh không vọng xuống. Một nỗi xao động dâng trong lòng tôi. Phải, tôi đang trên đường đi tới chỗ hẹn. Với ai, là một bí ẩn lớn, ai đó đã tiết lộ như vậy. Lẽ đó tôi tiếp tục dấn bước, mà không nhận ra nhịp tim tôi đang trở chậm, chậm hơn, cho tới khi tôi dừng chân tại bìa rừng, tia mắt đầy kinh ngạc. Từ khu rừng tuyết trắng, tôi nhìn sang cánh đồng mùa xuân bên kia lạch nước ốm. Nơi đó đang có người đứng đợi, bà Geck trong bộ áo, váy quen thuộc mặc trong nhà, khoé cười dịu dàng, thân thiết nở trên môi và tay cầm một bó hướng dương. Tôi muốn chạy tới cạnh bà, nhưng không thể, vì hai chân tôi bỗng dưng tê cóng. Tôi lê cặp chân đóng băng tiến lại, hai cánh tay mỏi nhừ kịp thời nhấc cao hoạ phẩm vẽ cảnh quê nhà cho bà Geck xem, tựa như động tác kêu cứu của một nạn nhân đắm tàu. Bằng một cử chỉ nhanh nhẹn và thuần thục, bà Geck ném cho tôi những cành hướng dương, được tôi giơ khung tranh hứng lấy. Khoảnh khắc ấy tôi cảm nhận có nguồn sinh lực từ những ngón tay bà truyền sang, toả ấm và sáng rực những trụ điểm tâm linh toàn thân tôi. Rồi bà vẫy tay chào tôi, xoay lưng và tan biến lặng lẽ như làn gió ấm thổi sạch bóng ảnh mờ hơi nước trong gương.“

Qua đoạn ghi chép mộng sự gặp gỡ bà Geck ở trên, tôi không ngần ngại xác tín, tôi cũng có thể mơ thấy màu sắc. Tôi tin tưởng rằng, chính bà đã tiêm nhiễm vào tiềm thức tôi khả năng thần giao cách cảm và siêu nghiệm ấy.

Lúc treo tranh lên tường, tôi tìm thấy một phong bì kèm theo mẩu giấy dán băng keo ở lưng tranh, vắn tắt vài hàng: „Con yêu quý, bao giờ tới sinh nhật, con hãy mở đọc lá thư này. Má của con.“

Và „vậy đó“, mùa màng luân phiên tới đi theo chu kỳ thời tiết. Hè năm ấy, bà Geck miễn cưỡng theo người con gái dọn về ngôi nhà nghỉ mùa hè của gia đình tại Partschins ở miền núi Südtirol. Một ngày thứ bảy, trước ngày đi, tôi tới thăm bà. Bà ngỏ ý tặng tôi trọn bộ sưu tập tượng men Meissner quý giá, nhưng tôi từ khước. Tôi không biết phải làm gì với những món đồ trang trí ấy trước một tương lai còn mờ mịt. Chúng quá mỏng manh và dễ vỡ trong một xã hội càng lúc càng vô tâm, càng thô thiển.

Lúc chia tay, chúng tôi siết lấy nhau. Người mẹ Đức của tôi thơm tho hương hoa khô đồng nội. Hay đó là mùi hoa oải hương, bà dùng ướp quần áo? Trong xe buýt liên tỉnh, tôi quay nhìn. Bà đứng ven đường vắng, tấm lưng mỏng mảnh trong bộ áo, váy lỗi thời, trang nhã mặc trong nhà, cánh tay giơ vẫy chậm, cử chỉ tràn ngập yêu thương, dáng vẻ dễ vỡ như những pho tượng tráng men cỏn con mà tôi từ chối mang theo.

Đó cũng là hình ảnh sau cùng của bà sót lại đáy ký ức tôi.

Nhiều năm sau, tôi dọn tới Dortmund và bắt đầu chăm lo chuyện học vấn. Từ từ tôi chấp nhận sự hiện hữu và bản sắc lạnh lùng, thờ ơ và kiêu hãnh của tuyết, để tìm cách thoả hiệp, với hy vọng không còn bị những giấc mơ tuyết quấy rối. Đã lâu rồi, tôi bỏ thói ghi lại nội dung những giấc mộng. Và, kể từ ngày rời đất quê nhà Winterhof, bà Geck cũng không còn viết cho tôi đọc những chuyện bà mơ thấy tại nơi cư ngụ mới.

Bà không còn nằm mộng tiếp đoạn hay bà đã đánh mất khả năng chiêm nghiệm tại xứ lạ? Tôi không dám hỏi, vì tôi không muốn làm tổn thương những giấc mơ và tính mẫn cảm má Đức của tôi. Nhưng tôi nhận ra một điều, nhờ bà Geck mà tôi thấy ra dương bản đẹp đẽ của bầu không khí, lương thực, con người, ngôn ngữ và mùa màng nơi đây. Mọi thứ bắt đầu nhuốm sắc sặc sỡ như một hộp chì màu trong tâm tưởng tôi. Tôi đã may mắn có được một điểm tựa tinh thần hiếm hoi suốt nhiều năm dài. Tôi được bà Geck lựa chọn trong đám năm, sáu thanh niên sinh động thuở đó. Vì nguyên cớ nào, tôi không rõ.

 

*

 

Cho tới ngày nọ tôi nhận được vài dòng báo tin của người con gái gởi từ Partschins:

„Thưa ông Nguyễn,

tôi xin thông báo cùng ông, mẹ tôi đã qua đời bảy hôm trước. Trước khi giã biệt, bà nhắc tôi nhớ biên thư báo cho ông biết tin này. Suốt thuở sinh tiền bà vẫn thường nhắc tới ông và rất mực thương yêu ông.

Chúc ông mọi điều tốt lành,

  1. Buchholz“

Hôm ấy vào cuối đông. Tuyết đã thôi rơi từ vài tuần trước. Tuyết cũ tan chảy. Mùa xuân cùng những vòm cây anh đào sắp sửa đơm hoa rực rỡ, nhưng không thể thay đổi được chuyện, bắt đầu từ đấy những giấc mộng của tôi trở nên vô sắc và chuyên chở một hình thù khó định nghĩa.

 

Vài năm sau, tôi kết thúc học trình và sửa soạn dọn ra cư xá sinh viên. Lúc gói ghém mớ tư trang ít ỏi, tôi để ý ngắm nhìn bức tranh sơn dầu cồng kềnh của người mẹ Đức tặng tôi thuở trước, bất chợt thấy lại phong bì dán băng keo phía sau, mà tôi quên bẵng, không mở đọc lúc sinh nhật năm nào. Bao nhiêu năm trôi qua, tôi không còn nhớ, chỉ có thể nhẩm tính qua hàng chữ ghi ngày tháng, bằng nét viết thân thiết, kiểu gô-tíc tuyệt đẹp của bà Geck: tháng mười một, năm 1979.

„Con trai yêu quý,

có lẽ đôi khi con tự hỏi, tại sao má cảm thấy gần gũi con? Chính má cũng không thể trả lời rõ ràng và chính xác câu hỏi này. Đã có lần má cũng có một đứa con trai, nhưng nó cũng như chồng của má đã tử trận ở Normandie trong thế chiến thứ hai. Những cái chết vô nghĩa này đã tẩy xoá trọn vẹn màu sắc tuyệt vời trong những giấc mộng của má trước đó, và má chỉ còn mơ thấy vô sắc và những hình thù không diện mạo. Một ngày kia, má ngủ mơ một giấc mộng lạ kỳ. Có giọng nói mềm mỏng báo tin, sẽ có một đứa con trai từ một đất nước xa xôi đến với má. Thông điệp ấy ban tặng má nguồn hy vọng và từ từ trả lại sắc màu những giấc mộng cho má. Má trông ngóng một đứa con trai từ nhiều năm nay. Cho tới hôm con tới. Con yêu quý, chính con là đứa con trai ấy, con là tặng phẩm tuyệt vời nhất mà má nhận được từ trước tới giờ. Má có cảm tưởng, con là hoá thân linh hồn đứa con trai tử trận của má.

Má mượn ý tưởng này để gởi tới con, bằng tấm lòng thuơng yêu trọn vẹn, lời chúc mừng sinh nhật với mọi sự tốt đẹp. Ước mong sao tất cả nguyện vọng từ những giấc mơ muôn sắc của con sẽ thành tựu.

Má của con.“

Những dòng mực tuyệt mỹ nhoà nhạt trước mắt tôi. Tiếng nấc nghẹn bật ra cổ họng, không ngưng. Tôi buông tờ thư, úp mặt trong lòng tay, khóc như đứa trẻ bị bỏ rơi, mãi mãi.

SCHNEE IN MEINEN FARBLOSEN TRÄUMEN

 

Als ich zu Chinh zog, war es Anfang November. Der Winter in jenem Jahr kam früh. Im Tal von Winterhof, einem Vorort in Hemer, schneite es bereits seit Tagen. Zum ersten Mal im Leben sah ich so viel Schnee in so kurzer Zeit und empfand ihn als etwas Besonderes, sogar Außergewöhnliches. Die eiskalte, hochmütige Schönheit des frischen Schnees setzte der hügeligen Landschaft eine Maske verführerischer Arroganz auf, was ich sehr aufregend fand, fast eine erotische Kraft. Wie oft hatte ich, als ich noch zu Hause lebte, davon geträumt, eines Tages die fallenden Schneeflocken wirklich zu sehen, sie in meiner Handfläche zu fangen und anzufassen?

Chinh war ein wunderbarer Mensch und half mir viel, weil er vor mir hierher gekommen war und sich besser auskannte. Nach zwei deutschen Sprachkursen begann ich mit einem Praktikum für das Studium, gleichzeitig musste ich eine neue Unterkunft suchen. Ich fragte Chinh und er nahm mich bei sich auf. Vorher hatte er seine Vermieterin nach ihrem Einverständnis gefragt. Frau Geck sei eine sehr liebenswerte betagte Frau, schwärmte Chinh.

Chinh lebte in einem möblierten alten Appartement mit Kochnische und einem Klosett im Flur. Ein mit Kacheln verkleideter Kamin diente als Heizung, worüber ich im ersten Augenblick ganz begeistert war. Es stellte sich dann aber heraus, dass diese Heizmethode für uns immer problematischer wurde, besonders wenn wir nach einigen Tagen Abwesenheit die Wohnung frostig kalt vorfanden oder wenn wir einfach vergaßen, rechtzeitig Heizkohle zu beschaffen.

Gleich am ersten Abend nach dem Einzug ging Chinh mit mir zur Vermieterin, um mich vorzustellen. Sie musste über siebzig sein, war Witwe und wohnte mit ihrer ebenfalls verwitweten Tochter zusammen. Ihr grauweißes Haar war kunstvoll aufgesteckt. Sie trug ein altmodisches, aber sehr adrettes Hauskleid aus naturfarbenem feinem Stoff. Während des Gespräches schaute sie uns interessiert mit ihren glasklaren, blauen Augen an und setzte ständig ein strahlendes Lächeln auf, wobei ich ihr glänzend weißes Gebiss sehen konnte. Sie sprach langsam, mit leicht zittriger Stimme, und fast immer mit dem erwartungsvollen Attribut auf Zustimmung »Gell» am Ende. Ich erinnere mich, dass ich aus Schüchternheit und mangelnden Sprachkenntnissen nur gelegentlich am Gespräch teilnahm und betrachtete heimlich die Wohnungseinrichtung. Auffällig waren viele große, schönbunte Blumenölgemälde mit der Signatur L. Geck an der Wand. »Schöne und kostbare Bilder haben Sie«, machte ich eine leise Anmerkung mit meinen noch mühsam angewendeten Deutschkenntnissen. Ein wenig Röte kam ins Gesicht von Frau Geck. »Nur die Rahmen, nicht das Bild«, sagte sie verlegen lächelnd.

In Januar wurde der Winter richtig hart. Eine Erkältung packte mich gnadenlos mit eiskalter Umarmung und fesselte mich tagelang ans Bett. Ich hatte mein Couchbett neben dem Kamin. An einem Morgen, Chinh war zu seinem Praktikum gefahren, lag ich immer noch todmüde im Bett, eingewickelt in der dicken Daunendecke, in der dunklen, sich abkühlenden Wohnung. Dabei wurde ich immer wieder von kurzen, seltsamen Träumen heimgesucht. Mal war es die zirpende eintönige Melodie der Zikaden in der Trockenzeit im tropischen Stadtgarten meiner Kindheit, während ich genüsslich den lebenslustigen Tanz der Kaulquappen im schmutzigen Teich beobachtete. Ein anderes Mal war es die angenehm warme, salzige Liebkosung der schäumenden Wellen des Meeres auf meiner kindlich zarten Haut während eines Sonntagsausflugs. Merkwürdigerweise aber konnte ich in jeder Sequenz meiner Träume den penetranten cremig süßen Duft der Durianfrucht riechen und schmecken wie die aufregende, verbotene Lektüre aus der Zeit meiner Pubertät in der alten Heimat. Die nackte Einsamkeit eines Wintermorgens in einem fremden Land rief dieses Gefühl nur umso deutlicher in mir hervor. Meine Kehle war von der brüchigen Kälte ausgetrocknet, die sich langsam im Raum verbreitete. Der vertraute, Geborgenheit vermittelnde Widerhall der Träume in meinem Gehör vermischte sich mit dem Klirren an der Tür, als jemand den Schlüssel in das Schloss steckte. Ich konnte in meinem halbwachen Zustand durch den schmalen Schlitz meiner Augen die vorsichtigen Bewegungen einer Gestalt im hellen Kleid am Kamin verfolgen. Frau Geck. Sie war dabei, das Kaminfeuer anzuzünden und versuchte, mich nicht aufzuwecken. Ich stellte mich fest schlafend, indem ich die Augen schloss, sodass ich mir ihre Bewegungen nur noch vom Geräusch her vorstellen konnte. Ich hörte, wie sie langsam, zitternd und sorgsam Zeitungspapier und Holz im Kamin zusammenlegte, dann das Zischen eines Streichholzes, gefolgt vom zerstörerischen Laut des Feuers, begleitet vom Geruch brennender Zellulose. Eine märchenhafte Wärme durchströmte meine Erinnerung an eine glückliche und sorglose Kindheit, die mit der unvorstellbaren Grausamkeit des Krieges in meiner Heimat in keiner Weise im Einklang gebracht werden konnte. Nach einer Weile wurde die Arbeit mit dem schaufelnden Geräusch der Eierkohlen fortgesetzt. In diesem Moment, ich wusste nicht warum, musste ich an die aus brennenden Häusern emporsteigenden Rauchwolken im benachbarten Slum während der Neujahrsoffensive vor ein paar Jahren denken. Langsam wurde mir warm. Schweiß wie blutverschmierte Wunden aus frischen Erinnerungen durchtränkte meinen Schlafanzug. Haltlose Tränen durchnässten und zerstückelten die grauenvolle Dunkelheit in meinen geschlossenen Augen in tausend verschwommene Fetzen. Leise Schritte entfernten sich. Es war nur noch die verbitterte Wehklage des Kaminfeuers zu hören. Ich öffnete die Augen und sah auf der Wand gegenüber den flatternden Schatten der Möbel, den das Feuer warf. Ich verließ das Bett. Beim Öffnen der Jalousie stellte ich erstaunt fest, dass die Sonne dem frisch verschneiten Teppich im Garten einen wunderbaren Glanz verliehen hatte.

Beim Frühstück fand ich einen Zettel unter dem geleerten Aschenbecher.

»Lieber Herr Nguyen,

ich habe mir erlaubt, in Ihre Wohnung zu gehen, um den Kamin anzuzünden, weil ich heute Morgen keinen Rauch aus dem Schornstein gesehen habe. Ich wusste nicht, dass Sie heute zu Hause sind.

Entschuldigen Sie meine Aufdringlichkeit.

Die Wäsche nehme ich zum Waschen mit.

Ihre Vermieterin,

  1. Geck«

Frau Geck hatte eine wundervolle Handschrift in gotischer Art. Ich las ihre Notiz zum wiederholten Mal und war tief gerührt, so dass ich im nächsten Brief nach Hause über ihre Hilfsbereitschaft berichten musste.

Die folgenden Kontakte zwischen mir und Frau Geck wurden intensiver. Sie, ihre Tochter und eine geschwätzige Nachbarin wurden von uns einmal zum Abendessen eingeladen. Ich hatte eine Hühnersuppe mit Glasnudeln zubereitet, die unseren Gästen ganz »nett« schmeckte. Bei der Gegeneinladung von Frau Geck erfuhr ich flüchtig, dass ihr Mann und jüngster Sohn im zweiten Weltkrieg umgekommen waren.

»Es war ein furchtbarer Krieg. Der jetzige in Ihrer Heimat auch, gell?«, kommentierte Frau Geck kopfschüttelnd.

Nachdem ich das Praktikum beendet hatte, zog ich zum Studium in andere Städte, zuerst nach Krefeld, dann nach Dortmund. In all dieser Zeit blieben Frau Geck und ich regelmäßig in schriftlichem Kontakt. Sie nannte mich »Junge« und ich sie »Mutti«. Ich schrieb ihr und meinen Eltern, ab jetzt habe ich zwei Muttis, eine leibliche und eine pflegende. Wie oft fühlte ich mich als der glücklichste Mensch der Welt. Was mich besonders freute, war nicht der Zwanzig-Mark-Schein, den Frau Geck jedem Brief beilegte, sondern ihre Geschichte, genauer ihre Träume. Sie konnte, wie sie mir einmal offenbart hatte, von ihren Bekannten und deren Zukunft träumen, auch von mir und meiner. Ich machte mir ab und zu Gedanken darüber, ob ihre Träume eine gewisse Vorhersagekraft haben könnten, aber ich traute mich nicht, sie zu fragen. Ich befand mich in einer schweren geistigen Krise und hatte deshalb Angst, mit der scheinbaren Wirklichkeit konfrontiert zu werden. Ich kam mit meinem Studium und meinen Kommilitonen nicht zurecht. Ich war ständig in Geldnot. Ich verpasste öfter Vorlesungen, weil ich verschlafen hatte. Was mich erstaunlicherweise sehr reizte, waren die wirren, besonders intensiven Träume in dem kurzen Schaf, nachdem der Wecker geklingelt hatte. Um sie nicht zu vergessen, schrieb ich sie gleich nach dem Aufstehen in einem eigens dafür vorgesehenen Heft in meiner Muttersprache auf. Nur wusste ich damals noch nicht, ob ich sie schwarz-weiß oder bunt träumte.

Bis ich eines Tages die Antwort in einem kurzen Abschnitt in einem Brief von Frau Geck fand.

»Du erinnerst dich bestimmt noch an Frau Wagner, unsere Nachbarin. Ich träumte einmal, dass ich ihr im Treppenhaus begegne. Sie überreicht mir die Post, die ihr der Briefträger gegeben hat. Ich erkenne an Deiner typischen Schrift genau, dass einer der Briefe von dir war. Frau Wagner fragt mich in einer sehr verfremdeten Stimme, als ob sie ein anderer Mensch geworden sei, wie es Herrn Nguyen gehe? Ich blicke auf. Rote Tränen rollen kugelrund über ihre Wangen, tropfen auf Deinen Brief und verschmieren ihn mit Blutflecken. Wie furchtbar! Kurze Zeit danach erfahre ich, dass Frau Wagner am grauen Star operiert werden muss, was aber nicht verhinderte, dass sie jetzt nur noch verschwommen und wie durch einen rötlichen Nebel sehen kann.«

Seitdem wusste ich, man kann bunt träumen, und die Träume von Frau Geck hatten möglicherweise eine reale Grundlage. Aus welchem Grund auch immer ließ ich danach die Stellen in ihrem Brief, in denen Frau Geck ihre übersinnlichen Träume berichtete, ungelesen vorbeigleiten.

Im Herbst jenes Jahres, kurz vor meinem Geburtstag, bekam ich von ihr ein sehr anspruchsvoll eingerahmtes Ölgemälde, wie ich es mir gewünscht hatte. Sie malte ausschließlich Blumen. Dieses Mal waren es ein paar lebensfrohe Sonnenblumen in einer marineblauen Vase. Durch ihre weichen, fast zärtlichen Pinselstriche konnte ich mich mit ihrem sehr gefühlsbetonten Charakter identifizieren. Frau Geck, ihre fortgesetzten Träume und ihre Malerei sind zeitweise wie mein Spiegelbild geworden, das mich in einer unnahbaren, materiell gesättigten Gesellschaft antrieb und geistige Nahrung gab. Ich war ein Fremdling in einer Zeit und an einem Ort, die falsch waren, deren Luft anders roch, deren Essen anders schmeckte, deren Menschen anders aussahen, deren Sprache sich anders anhörte und deren Jahreszeiten sich anders anfühlten. Der wundervolle Schnee des ersten Winters im Tal von Winterhof verwandelte sich mit der Zeit und dem Alltag in einer Großstadt in eine matschige, schmutzige und lästige Masse der Realität. Mehr als das, er drang unwillkommen und schamlos in die tiefsten Sphären meines träumerischen Unterbewusstseins ein.

 

*

 

»Ich wandle ganz allein durch einen von meterhohem Schnee bedeckten Wald und trage dabei ein großes, schweres Gemälde, worauf eine dreidimensionale tropische Landschaft mit Kokospalmen, Palmenhütten, Reisfeldern und Wasserbüffeln zu sehen ist. Ich kann sogar die glasklaren Flötentöne der Drachen am Himmel hören. Ich spüre etwas Aufregendes in mir. Ja, ich bin auf dem Weg zu einer Verabredung. Mit wem, das ist ein großes, wundersames Geheimnis, verrät mir jemand. So wandle ich unaufhaltsam weiter, ohne wahrzunehmen, dass meine Herzschläge langsam und langsamer werden und bleibe mit erstauntem Blick am Waldrand stehen. Von schneeweißem Winterwald aus beobachte ich das blühende Frühlingsfeld drüben, getrennt durch ein schlängelndes, schmales Gewässer. Dort wartet bereits jemand auf mich, Frau Geck in ihrem gewohnten Hauskleid mit dem vertrauten, sanften Lächeln auf dem Gesicht und einem Bund Sonnenblumen in der Hand. Ich will zu ihr laufen, kann aber nicht, weil meine Beine beginnen einzufrieren. Ich verwandle mich von den Füßen an langsam in einen Eisblock, kann aber rechzeitig das Gemälde mit dem Heimatmotiv mit beiden müden Armen heben, um es Frau Geck zu zeigen, wie der Hilferuf eines Schiffbrüchigen. Mit einer raschen, eleganten Bewegung wirft Frau Geck die Sonnenblumen auf mich zu, die ich mit der Leinwand abfange. Dabei spüre ich, wie ihre Finger eine Energie übertragen, die meinen ganzen Körper erwärmt und ihn in bunten Chakren erstrahlen lässt. Dann winkt sie mir mit einer Hand zu, dreht sich um und löst sich lautlos auf wie ein von warmer Luft weggeblasenes beschlagenes Bild im Spiegel.«

 

Mit dieser Beschreibung eines Traums von einer Begegnung mit Frau Geck stellte ich ohne Vorbehalt fest, dass ich durch sie ebenfalls bunt träumen konnte. Auf jeden Fall war ich fest überzeugt, dass sie mir diese Fähigkeit telepathisch und transzendental in mein Bewusstsein übertragen hatte.

Beim Aufhängen des Gemäldes fand ich ein auf dem Bildrücken mit Klebeband befestigtes Kuvert und einen Zettel mit dem Hinweis: »Lieber Junge, öffne diesen Brief erst an Deinem Geburtstag. Deine Mutti.«

Die Jahreszeiten kamen und gingen im Zyklus der Natur. Im Sommer jenes Jahres zog Frau Geck, wenn auch widerwillig, mit ihrer Tochter nach Partschins in Südtirol um, wo sie ein Sommerhaus hatten. Ich kam sie an einem Samstag kurz vor ihrem Umzug besuchen. Sie wollte mir alle wertvollen Meissner Porzellanfiguren ihrer Sammlung schenken, die ich aber nicht annahm. Ich wusste nicht, was ich damit in Anbetracht meiner ungewissen Zukunft anfangen sollte. Sie waren so zerbrechlich und verletzlich in einer immer rücksichtsloseren, raueren Welt.

Beim Abschied umarmten wir uns. Meine deutsche Mutter duftete nach trockenen Wiesenblumen. Oder war es der Duft von Lavendel, mit dem sie ihre Kleidung parfümiert hatte? Im Bus sah ich mich noch einmal um. Sie stand am Straßenrand, den Rücken etwas krumm, in ihrem altmodischen, eleganten Hauskleid, mit langsam winkenden Handbewegungen, liebevoll und sehr zerbrechlich wie jene kostbaren Porzellanfiguren, die ich nicht mitnehmen wollte.

Dies war das letzte Bild, das ich von ihr in meiner Erinnerung behalten habe.

 

Ich zog dann in eine andere Stadt um und konzentrierte mich auf mein Studium. Ich lernte langsam, die Existenz von Schnee und dessen eiskalte, ignorante und arrogante Mentalität zu akzeptieren, mit ihm einen Kompromiss zu schließen und wurde von ihm nicht mehr in meinen Träumen belästigt. Seit längerer Zeit habe ich mir abgewöhnt, meine Träume schriftlich festzuhalten. Und seit Frau Geck ihren Heimatort in Winterhof verlassen hatte, berichtete sie mir ebenfalls nicht mehr von ihren Träumen an ihrem neuen Wohnort. Konnte sie keine Fortsetzungen mehr träumen oder war sie überhaupt nicht mehr in der Lage, in einem fremden Umfeld zu träumen?

Ich wagte nicht, ihr diese Frage zu stellen, weil ich wusste, wie verletzlich Träume und Träumer sind. Wie ich aber feststellte, hatte ich durch Frau Geck die positiven Eigenschaften der hiesigen Luft, des hiesigen Essens, der hiesigen Menschen, der hiesigen Sprache und der hiesigen Jahreszeiten kennen gelernt. Alles ist farbigschön wie eine Packung von Buntstiften geworden.

 

*

 

Eines Tages bekam ich eine kurze Nachricht von ihrer Tochter aus Partschins:

»Sehr geehrter Herr Nguyen,

hiermit möchte ich Ihnen mitteilen, dass meine Mutter vor sieben Tagen gestorben ist. Sie erinnerte mich noch daran, kurz bevor sie sich von uns verabschiedete, dass ich Ihnen diese Nachricht übermitteln sollte. Zu Lebzeiten hat sie sehr oft von Ihnen gesprochen und sie hatte Sie sehr lieb.

Mit besten Wünschen,

  1. Buchholz«

Das war an einem Tag im späten Winter. Schon vor Wochen hatte es aufgehört zu schneien. Der Schnee schmolz. Der Frühling mit seinen herrlichen Kirschblüten würde bald kommen, was aber nichts daran ändern konnte, dass sich meine Träume seitdem in eine belanglose Farblosigkeit mit undefinierbaren Gestalten verwandelten.

Ich beendete mein Studium und bereitete mich auf den Auszug aus dem Studentenwohnheim vor. Beim Packen meiner spärlichen Habe wurde ich wieder auf das sperrige Ölgemälde meiner verstorbenen deutschen Mutter aufmerksam, und ich fand das Kuvert auf dem Bildrücken wieder, das ich einfach vergessen hatte, an meinem Geburtstag jenes Jahres zu öffnen und zu lesen. Wie viele Jahre vergangen waren, wusste ich nicht mehr, konnte es aber beim Lesen anhand des datierten Kurzbriefes mit der vertrauten, wundervollen Handschrift im gotischen Stil von Frau Geck nachvollziehen. Es war im November 1979.

»Lieber Junge,

vielleicht fragst du Dich manchmal, warum ich mich Dir so nahe fühle. Auf diese Frage kann ich nicht klar und deutlich antworten. Ich hatte auch mal einen Jungen, der aber wie mein Mann in diesem schrecklichen zweiten Weltkrieg in der Normandie gefallen war. Diese sinnlosen Tode entfärbten meine bis dahin wunderbaren, schönen bunten Träume, ich konnte nur noch farblos und von gesichtlosen Gestalten träumen. Eines Tages erlebte ich im Traum etwas Seltsames. Eine sanfte Stimme kündigte an, dass ein fremder Junge zu mir kommen werde. Diese Botschaft schenkte mir Hoffnung und brachte allmählich Farbe in meine Träume zurück. Auf den Jungen wartete ich jahrelang. Dann kamst du. Lieber Junge, Du warst es, Du warst eins der schönsten Geschenke, das ich je im Leben bekommen habe. Es war mir, als sei der Geist meines verstorbenen Jungen in Dir wiedergeboren.

In diesem Sinne wünsche ich Dir aus ganzem Herzen alles Gute zum Geburtstag. Mögen alle Wünsche Deiner bunten Träume wahr werden.

Deine Mutti.«

Die kunstvollen Tintenzeilen verschwammen vor meinen Augen. Aus meiner Kehle brach Schluchzen hervor, unaufhaltsam. Ich ließ den Zettel fallen, hielt das Gesicht in den Händen und weinte wie ein für immer verlassenes Kind.